Hiện nay, sàn nhựa vân gỗ hay sàn nhựa đang loại vật liệu được nhiều người tin dùng bởi chất lượng và giá thành hợp lý. Ngoài ra, còn được yêu thích vì tuổi thọ cao, đa dạng màu sắc. Đây là một xu hướng lót sàn mới trong năm 2024. Trong bài viết này, hãy cùng FMC tìm hiểu tổng quan về sàn nhựa vân gỗ nhé!
Tổng quan về sàn nhựa vân gỗ
Sàn nhựa vân gỗ là gì?
Sàn vân gỗ được tạo nên bởi nhựa tổng hợp PVC. Thường được gọi với cái tên khác là sàn nhựa Vinyl. Sàn nhựa có đa dạng các hoa văn họa tiết. Và loại được sử dụng nhiều nhất là loại có vân gỗ trên bề mặt.
Cấu tạo sàn nhựa vân gỗ
Trung bình các loại sàn vân gỗ sẽ có 4 lớp cơ bản:
- Lớp bề mặt: Là lớp polyme nằm trên cùng của sàn nhựa. Có khả năng chống trầy và ăn mòn hóa chất trên bề mặt.
- Lớp vân gỗ: Lớp thứ 2 là họa tiết vân gỗ, mang hình ảnh chân thật, rõ nét và tạp điểm nhấn cho sàn nhà. Cách vân gỗ trên sàn nhựa được làm sao cho giống vân gỗ thật nhất,
- Lớp lõi: Được cấu thành bởi hơn 90% nhựa nguyên sinh, kết hợp với các loại phụ gia hoặc bột đá. Lớp này giúp cho sàn nhựa chống thấm nước và duy trì độ bền lâu dài.
- Lớp đế: Lớp cuối cùng, có nhiệm vụ cố định bề mặt tiếp xúc với sàn. Được gắn chặt với sàn bằng keo chuyên dụng hoặc các loại khóa sàn nhựa.
Phân loại sàn nhựa vân gỗ
Dựa vào chất liệu cấu tạo mà được chia làm 3 loại chính là: sàn nhựa PVC, sàn nhựa WPC và sàn nhựa SPC. Mỗi loại đều có cấu tạo thành phần và đặc điểm khác nhau. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lắp đặt để có được loại phù hợp với công năng sử dụng.
Đặc tính của sàn nhựa vân gỗ
Ưu điểm nổi bật
- Giá thành hợp lý: So sánh với lắp đặt sàn gỗ tự nhiên, sàn nhựa vân gỗ sở hữu giá thành rẻ hơn nhiều. Dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng.
- Thi công và bảo trì dễ dàng: Không cần quá nhiều dụng cụ và nhân công. Sàn vân gỗ có thể được tiến hành thi công một cách nhanh chóng và tiện lợi. Việc vệ sinh cũng chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch.
- Chống nước – chống ẩm: Do được cấu tạo từ nhựa PVC, thế nên sàn nhựa vân gỗ sở hữu độ chống nước và chống ẩm khá cao. Thích hợp để lắp đặt ở mọi nơi trong nhà, kể cả nhà bếp và nhà tắm.
- Độ bền cao: Với cấu tạo 4 lớp, sàn nhựa vân gỗ mang đến khả năng chịu tải tốt và độ bền cao. Đảm bảo duy trì màu sắc và hình dáng trong thời gian dài mà không sợ trầy xước.
Nhược điểm sàn nhựa vân gỗ
- Chịu nhiệt kém: Đây là tính chất chung của các loại vật liệu được làm bằng nhựa. Sàn nhựa vân gỗ có thể bị hư hỏng và biến dạng nếu tiếp xúc lâu với nguồn nhiệt cao.
- Dễ bong tróc: Trong quá trình thi công, nếu không được lắp đúng cách, các miếng nhựa sẽ dễ bị bong tróc và nứt khi môi trường ẩm.
Tính ứng dụng của sàn nhựa vân gỗ
Với giá thành phải chăng và tiện dụng lắp đặt. Sàn nhựa vân gỗ hiện đang được sử dụng nhiều trong các không gian nhà ở. Ngoài ra, còn được dùng trong các công trình cộng đồng. Dễ bắt gặp là trong các văn phòng, showroom, cửa hàng, bệnh viện, trường học,…
Các loại sàn nhựa vân gỗ được dùng phổ biến
Hiện tại trên thị trường đang cung cấp 3 loại sàn nhựa vân gỗ là: Sàn hèm khóa, sàn dán keo và sàn cuộn.
Sàn hèm khóa
Gồm nhiều tấm sàn nhựa, kết nối với nhau bằng hèm khóa, có độ dày từ 3mm đến 8mm. Loại sàn này giúp việc tháo lắp đơn giản và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, sàn nhựa vân gỗ hèm khóa do không dùng keo nên sẽ không ảnh hưởng đến bề mặt sàn.
Sàn dán keo
Như chính tên gọi, sàn dán keo là loại sàn được dán trực tiếp xuống nền nhà bằng các loại keo chuyên dụng. Sàn dán keo có độ dày nhỏ hơn sàn hèm khóa, khoảng 1,8 – 3mm.
Sàn nhựa cuộn
Sàn nhựa cuộn được trải trực tiếp lên sàn nhà như các loại thảm. Loại sàn này vô cùng tiện lợi do không cần lắp đặt hay dán. Chỉ cần trải sàn nhựa ra nền nhà là hoàn tất. Vì thế nên dễ dàng di chuyển và thay đổi màu sắc.
Báo giá sàn nhựa vân gỗ hiện nay
Trên thị trường đang có nhiều loại sàn nhựa giả gỗ với đa dạng các thương hiệu. Vì thế mà giá thành của sàn nhựa cũng rộng khắp tất cả phân khúc, từ giá rẻ đến cao cấp. Để có thể lựa chọn loại sàn nhựa vân gỗ có giá thành phù hợp, bạn có thể xem qua tại trang web của FMC.
Thi công sàn nhựa vân gỗ tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn và trải lớp lót sàn nhựa (hèm khóa) hoặc quét keo (dán keo). Việc này đảm bảo sàn nhựa được lắp đặt trên nền phẳng và cứng cáp, giúp kéo dài tuổi thọ và thẩm mỹ.
Bước 2: Lắp đặt sàn nhựa. Với sàn dán keo, sau khi keo khô, bắt đầu dán sàn và lưu ý hướng vân sàn theo ánh sáng. Với sàn hèm khóa, ghép các tấm sàn kỹ lưỡng để đảm bảo sàn không cong vênh sau thời gian sử dụng.
Bước 3: Hoàn thiện bằng cách lắp đặt phụ kiện và vệ sinh sàn. Chờ sàn khô hoàn toàn trước khi sử dụng và tránh đổ nước hoặc đặt vật nặng lên sàn ngay sau khi lắp đặt để đảm bảo độ bền.
Sở hữu những ưu điểm vượt trội nên sàn nhựa đang được nhiều người tin dùng. Sàn nhựa vân gỗ là giải pháp tối ưu nếu bạn muốn tạo không gian sang trọng nhưng không quá tốn kém. Hãy liên FMC để được tư vấn và lựa chọn những mẫu mã đẹp và phù hợp với căn phòng nhé!